Chủ Nhật, 26 tháng 4, 2020

Rating tập 4 Quân Vương Bất Diệt tăng không đủ "lết" lên 2 chữ số: Tình tiết quá chậm hay Lee Min Ho "hết thời"?

Theo AGB Nielsen, rating toàn quốc của tập 4 The King: The Eternal Monarch ( Quân Vương Bất Diệt ) dừng ở con số 8.0 và 9.7% (so với tập 3 lần lượt là 7.8%, 9%). Kết quả này không nằm ngoài mong đợi trước những gì diễn ra xuyên suốt 60 phút phát sóng tối ngày 25/4.

Ngoài sự lặp đi lặp lại và vẫn không có thêm tình tiết "ăn view" bên cạnh phân đoạn chốt hạ vốn ai cũng đã biết qua 1001 bức ảnh nhá hàng: hoàng đế Lee Gon ( Lee Min Ho ) cưỡi bạch mã đưa Jung Tae Eul ( Kim Go Eun ) về Đại Hàn Đế Quốc. Bốn tập phim đã phát sóng gần như chỉ là một phiên bản dài hơi hơn của trailer trước giờ lên sóng, thêm thắt chút ít "thuyết âm mưu" về thế giới song song, nhất là vết tích kì lạ đằng sau lưng Lee Gon.

Lee Min Ho hóa yêu tinh đưa "Eun Tak" về nơi mộng ảo?

Vết tích xuất hiện và vẫn chưa có lời giải.

Tuy nhiên, dự án nào cũng có lúc thăng, lúc trầm và rating vẫn có thể tăng lên nhờ những diễn biến cao trào trong những tập sắp tới. Với preview tập 5 đầy ắp "drama", fan cứng của chàng Lee Min Ho giờ chỉ có thể mong mỏi một màn bứt phá thật sự ấn tượng để xóa tan nghi ngờ của khán giả về chất lượng của bộ phim vốn được coi là siêu bom tấn đài SBS.

Bên cạnh đó, Quân Vương Bất Diệt cũng đang phải đối đầu với đối thủ quá mạnh dịch thuật Thế Giới Hôn Nhân của đài cáp jTBC. When My Love Blooms ( Khi Tình Yêu Nở Rộ ) cũng vừa lên sóng vào khung giờ vàng tvN, việc nằm giữa khung giờ của hai dự án có hai "chị đại" gạo cội được yêu thích là Kim Hee Ae và Lee Bo Young chắc chắn sẽ khiến Quân Vương Bất Diệt gặp nhiều trở ngại hơn nữa.

Điều thú vị duy nhất qua 4 tập phim có lẽ là "bromance" của Lee Gon và Jo Yeong/Jo Eun Seob?

Quân Vương Bất Diệt tiếp tục được phát sóng vào 20h00 (giờ Việt Nam) thứ 6, thứ 7 hàng tuần trên kênh truyền hình SBS và Netflix với phụ đề tiếng Việt vào 21h30.

Tự hào khôn xiết với 3 thương hiệu đồ ăn uống Việt Nam đã xuất ngoại thành công, khách nước ngoài xếp hàng mua nườm nượp

Có thể nói, phở, bánh mì và cà phê là 3 trong số những món nổi tiếng nhất của Việt Nam với truyền thông và du khách nước ngoài, “đều đặn” mỗi năm đều được vinh danh trên các bảng xếp hạng ẩm thực lớn nhỏ, ghi dấu ấn Việt đậm chất trên trường quốc tế. Để nói về tiếng vang của phở, bánh mì và cà phê thì không thể không nhắc đến 3 thương hiệu của Việt Nam đã góp phần giúp ẩm thực nước nhà tiến xa hơn, khi lần lượt xuất ngoại đầy thành công sang Hàn Quốc, Nhật Bản, Malaysia, Úc. Đó chính là phở Thìn Lò Đúc, bánh mì Phượng Hội An và Cộng Cà Phê.

Phở Thìn Lò Đúc

09/03/2019, phở Thìn Lò Đúc đã khai trương cửa hàng xuất ngoại đầu tiên tại Tokyo, Nhật Bản. Những hình ảnh về dòng người xếp hàng dài ngoài cửa để thưởng thức những bát phở Thìn đã thu hút sự chú ý và cả niềm tự hào của cộng đồng mạng Việt.

Tự hào khôn xiết với 3 thương hiệu đồ ăn uống Việt Nam đã xuất ngoại thành công, khách nước ngoài xếp hàng mua nườm nượp - Ảnh 1.
Tự hào khôn xiết với 3 thương hiệu đồ ăn uống Việt Nam đã xuất ngoại thành công, khách nước ngoài xếp hàng mua nườm nượp - Ảnh 2.

Dòng người xếp hàng dài để đợi thưởng thức phở Thìn trong ngày khai trương ở Tokyo. Nguồn ảnh: Pho Thin TOKYO.

Nửa năm sau đó, phở Thìn Lò Đúc xuất ngoại lần 2 tại Melbourne (Úc). Hình ảnh bát phở bò xào tái, ngập hành nóng hổi của phở Thìn Melbourne xuất hiện ngập Instagram, người Nhật và khách quốc tế đều dành lời khen ngợi cho món ăn “quốc hồn quốc tuý” của người Việt.

Tự hào khôn xiết với 3 thương hiệu đồ ăn uống Việt Nam đã xuất ngoại thành công, khách nước ngoài xếp hàng mua nườm nượp - Ảnh 3.
Tự hào khôn xiết với 3 thương hiệu đồ ăn uống Việt Nam đã xuất ngoại thành công, khách nước ngoài xếp hàng mua nườm nượp - Ảnh 4.

Cửa hàng phở Thìn ở Melbourne (Úc) cũng đông nghịt người trong ngày khai trương. Ảnh @phothinaus.

Cả hai lần khai trương, đích thân bác Thìn - chủ quán phở Thìn Lò Đúc tại Hà Nội sang tận nơi chuẩn bị, đứng bếp và cả tập huấn, căn dặn các nhân viên để đảm bảo giữ đúng hương vị béo, thơm, đậm đà của bát phở Thìn gốc Hà Nội.

Tự hào khôn xiết với 3 thương hiệu đồ ăn uống Việt Nam đã xuất ngoại thành công, khách nước ngoài xếp hàng mua nườm nượp - Ảnh 5.
Tự hào khôn xiết với 3 thương hiệu đồ ăn uống Việt Nam đã xuất ngoại thành công, khách nước ngoài xếp hàng mua nườm nượp - Ảnh 6.

Đến cuối 2019, phở Thìn tiếp tục có mặt tại Bali (Indonesia) và trong tương lai sẽ là các chi nhánh ở Bồ Đào Nha, Séc và Ba Lan, theo chia sẻ của nghệ nhân Nguyễn Trọng Thìn. Mỗi lần phở Thìn xuất ngoại vẫn nhận được sự quan tâm đông đảo của du khách và cả những người Việt xa xứ, tìm về một hương vị phở chuẩn Việt nơi đất khách, độ ngon thì khỏi bàn cãi.

Những bát phở Thìn hấp dẫn, nhiều bò, ngập hành được các thực khách ở Tokyo, Melbourne check-in trên Instagram. Ảnh @am_foodlover, @goodfoodau, @asako.nitta.

Bánh mì Phượng Hội An

Từng được vị đầu bếp lừng danh Anthony Bourdain gọi là "bánh mì ngon nhất thế giới", bánh mì Phượng Hội An tiến ra thị trường nước ngoài với sự đón nhận nhiệt tình của bạn bè quốc tế, cụ thể ở đây là tại Seoul, Hàn Quốc. Cửa hàng nhượng quyền của bánh mì Phượng là một toà nhà 3 tầng, với lối kiến trúc, màu sắc, bàn ghế nhìn là thấy rõ ngay Hội An. Ngoài không gian rộng rãi, đậm văn hoá phố cổ, hương vị bánh mì Phượng được đánh giá là chuẩn tới 90% với phiên bản ở Việt Nam.

Cửa hàng mặt tiền 3 tầng, màu vàng rực của bánh mì Phượng Hội An ở Seoul. Ảnh @min.ah.__, @meeyo_.

Trước khi khai trương, chủ quán bánh mì Phượng Hội An ở Việt Nam đã sang để đánh giá chất lượng, huấn luyện các đầu bếp của chi nhánh Seoul. Từ khi ra mắt đến nay, bánh mì Phượng rất nổi tiếng với người Hàn, liên tục được check-in, khen ngợi.

Thực khách người Hàn check-in với bánh mì Phượng Hội An trên Instagram. Ảnh @hyo_1989s, @team_wheh, @yoojin.oh0127, @jan.720.

Cộng Cà Phê

Sau 11 năm ra mắt và có hơn 50 chi nhánh khắp Việt Nam, thương hiệu Cộng Cà Phê đã chính thức xuất ngoại lần đầu tiên ở Seoul, Hàn Quốc (07/2018) và lần thứ hai ở Kuala Lumpur (11/2019). Thương hiệu cà phê thuần Việt tạo ra ấn tượng không chỉ ở hương vị cà phê, đồ uống liên quan mà từ không gian, kiến trúc, đồ dùng, cốc chén, phong cách phục vụ… đều mang đậm concept hoài cổ của Việt Nam thời bao cấp - là yếu tố cũng rất thu hút sự quan tâm của khách nước ngoài.

4/6 chi nhánh của Cộng Cà Phê ở Hàn Quốc. Ảnh @congcaphe_kr.
Tự hào khôn xiết với 3 thương hiệu đồ ăn uống Việt Nam đã xuất ngoại thành công, khách nước ngoài xếp hàng mua nườm nượp - Ảnh 11.

Chi nhánh của Cộng Cà Phê ở Kuala Lumpur, Malaysia. Ảnh @congcaphe_my.

Với những bước tiến được chuẩn bị chỉn chu, Cộng Cà Phê đã được ưa chuộng ở Hàn Quốc (với 6 chi nhánh) cũng như Malaysia (1 chi nhánh), có một đợt còn tạo làn sóng check-in với giới trẻ Hàn. Nhưng tất nhiên vị cà phê vẫn là điều cuốn hút khách nước ngoài hơn cả, khi cà phê Việt của Cộng còn được bán dưới dạng đóng hộp ở hệ thống siêu thị Hàn Quốc.

Khách quốc tế check-in biên dịch tại Cộng Cà Phê. Ảnh @oio_vz, @tendergreen_, @seo__honey.

Nói không ngoa, Cộng chính là thương hiệu cà phê made in Vietnam 100% thành công nhất ở thị trường quốc tế hiện nay, cụ thể là ở khía cạnh cửa hàng, concept, tạo dấu ấn cho thương hiệu nói riêng và danh tiếng của cà phê Việt Nam nói chung.

Thứ Bảy, 25 tháng 4, 2020

Những "tay chơi" khét tiếng trong làng bóng Việt: Người tiêu tiền tỷ một ngày, kẻ bị đâm vì say xỉn trong vũ trường

Những giai thoại "tiền tỷ"

Cựu tuyển thủ Vũ Như Thành từng được biết đến như là dịch thuật trung vệ đắt giá nhất của Việt Nam trong thập niên đầu tiên của thế kỷ 21. Anh từng chia sẻ rằng tổng số tiền chuyển nhượng mà anh có được lên đến 30 tỷ đồng. Cộng với số tiền có được từ việc kinh doanh bất động sản, đã có lúc trong tay Vũ Như Thành có đến 50 tỷ đồng, một số tiền khổng lồ vào cuối những năm 2000.

Nhà vô địch AFF Cup 2008 từng chia sẻ: "Tôi nhiều tiền nhưng quản lý kém. Nếu không chơi cá độ hay đi vũ trường nhiều, có lẽ tôi không tiêu được hết tiền.

Có thời điểm ngày hôm trước đi chơi, hôm sau tôi lại ra sân tập luyện bình thường. Cũng có ngày tôi có thể mất đến 1, 2 tỷ đồng".

Những tay chơi khét tiếng trong làng bóng Việt: Người tiêu tiền tỷ một ngày, kẻ bị đâm vì say xỉn trong vũ trường - Ảnh 1.

Như Thành từng là một trong những cầu thủ giàu nhất Việt Nam. Ảnh: GN

Một người đồng đội khác của Như Thành trong màu áo ĐTQG là hậu vệ Huỳnh Quang Thanh cũng từng là ngôi sao số 1 bên hành lang cánh của Việt Nam. Với tài năng của mình, không khó để Quang Thanh được các đội bóng trải thảm đỏ, chi tiền khủng để mời về thi đấu. Thời kỳ đỉnh cao, cựu cầu thủ Bình Dương có thể kiếm đến 20 tỷ đồng, nhưng việc tiêu xài hoang phí, có lúc lên đến 200 triệu đồng một ngày khiến anh không có nhiều khoản tích góp khi giải nghệ.

Bên cạnh hai cái tên kể trên, cậu bé vàng một thời Phạm Văn Quyến cũng là "tay chơi" có tiếng ở Nghệ An. Không có những giai thoại "đốt tiền tỷ" như nhiều người khác nhưng trong giai đoạn có phong độ cao nhất, Quyến "béo" từng khiến đồng đội mắt tròn mắt dẹt với những gì mà anh sở hữu.

Trong cuốn tự truyện của mình, Công Vinh từng tiết lộ rằng khi anh cùng nhiều cầu thủ khác chưa biết điện thoại di động là gì thì Văn Quyến đã sở hữu một lúc hai chiếc điện thoại Nokia đời mới nhất vào đầu những năm 2000.

Những tay chơi khét tiếng trong làng bóng Việt: Người tiêu tiền tỷ một ngày, kẻ bị đâm vì say xỉn trong vũ trường - Ảnh 2.

Văn Quyến từng là tay chơi có tiếng ở SLNA. Ảnh: Bạch Dương

Những người "bay cùng nhau" rồi nhập viện vì bị đâm

Trong những năm 2000, giới truyền thông từng không ít lần dậy sóng với những vụ việc cầu thủ bị đâm rồi phải nhập viện sau những đêm đi vũ trường.

Năm 2003, sau trận đấu với SLNA tại V.League, thủ thành số một của Đà Nẵng khi đó là Đỗ Ngọc Thế đã bị một nhóm côn đồ ở Đà Nẵng hành hung và rơi vào trạng thái hôn mê. Nguyên nhân là giữa nhóm bạn của Ngọc Thế với một số thanh niên khác đã xảy ra xích mích, xô xát tại vũ trường Phương Đông (Đà Nẵng). Hung thủ dùng lưỡi lê súng AK đâm thủng ruột già và làm đứt ruột non.

Hai cựu cầu thủ SLNA là Phi Hùng và Hồng Việt cũng từng bị côn đồ chém bị thương vào các năm 2005 và 2011. Nguyên nhân đều là do say xỉn, mất kiểm soát rồi gây hấn với những đối tượng manh động.

Những tay chơi khét tiếng trong làng bóng Việt: Người tiêu tiền tỷ một ngày, kẻ bị đâm vì say xỉn trong vũ trường - Ảnh 3.
Những tay chơi khét tiếng trong làng bóng Việt: Người tiêu tiền tỷ một ngày, kẻ bị đâm vì say xỉn trong vũ trường - Ảnh 4.

Phi Hùng và Hồng Việt là những tài năng của SLNA nhưng không thể trở thành ngôi sao vì những rắc rối ngoài sân cỏ.

 

Lý do có thể khiến Syria đột nhiên bị “thất sủng” trước “người anh lớn” Nga sau nhiều năm gắn kết

Giả thuyết này được truyền thông Nga đăng tải với lý do được đưa ra đó là việc Moscow thất vọng về nhà lãnh đạo Assad cùng đội ngũ lãnh đạo nước này khi không thể duy trì quyền kiểm soát các khu vực mà chính quyền này đã giành lại nhờ nỗ lực của quân đội Nga bắt đầu từ tháng 9/2015.

Theo The Arabweekly, diễn biến tình hình thực tế đã đặt ra câu hỏi về các mục tiêu chung giữa Iran và Syria .

Có nhiều cuộc tranh luận về ý định được cho là của Nga trong việc quay lưng với nhà lãnh đạo Syria, Tổng thống Syria Bashar Assad. Giả thuyết này được truyền thông Nga đăng dịch thuật tải với lý do được đưa ra đó là việc Moscow thất vọng về nhà lãnh đạo Assad cùng đội ngũ lãnh đạo nước này khi không thể duy trì quyền kiểm soát các khu vực mà chính quyền này đã giành lại nhờ nỗ lực của quân đội Nga bắt đầu từ tháng 9/2015.

Cuộc chiến Syria đã trải qua nhiều giai đoạn, bao gồm một giai đoạn quan trọng vào năm 2012 và một giai đoạn khác vào năm 2015.

Hồi năm 2012, chính quyền Syria đứng trước nguy cơ sụp đổ khi các thành phố lớn từ chối ủng hộ. Cuộc cách mạng bắt đầu với sự nổi dậy ở thành phố Daraa phía tây nam sau khi một nhóm thanh niên địa phương bị giết khi chống đối lực lượng an ninh chính phủ. Tuy nhiên, một phần nhờ công của ông Assad, Daraa luôn ủng hộ chế độ.

Vào năm 2012, Damascus đã có nguy cơ rơi vào cuộc nổi dậy nguy hiểm. Tuy nhiên, dưới sự giúp sức của Lực lượng Vệ binh Cách mạng Hồi giáo (IRGC) của Iran, với kinh nghiệm trong việc đàn áp các phong trào ở các thành phố của Iran năm 2009, lực lượng quân đội Syria đã trấn áp tình trạng hỗn loạn.

Lực lượng Quds của IRGC đã cứu chính quyền ông Bashar Assad nhưng từ năm 2015, lực lượng này và ông Assad đã cần đến sự giúp đỡ của Nga. Nga đã nhận lời trợ sức tất nhiên với những điều kiện nhất định.

Tướng Soleimani ngay lập tức bay tới Moscow để gặp các quan chức Nga. Tương tự, Tổng thống Assad cũng vội vã tới Moscow và gặp Tổng thống Vladimir Putin.

Sự can thiệp quân sự trực tiếp của Nga đã nhanh chóng thay đổi luật chơi ở Syria. Chính quyền ông Assad đã giành lại thế chủ động về mặt quân sự, giành lại toàn quyền kiểm soát Damascus và các khu vực xung quanh, giành lại Aleppo và Hama, một phần tỉnh Homs.

Phương pháp chiến thuật chiến đấu Nga dùng ở Syria chủ yếu là các cuộc không kích, sử dụng máy bay ném bom Sukhoi hiện đại để tấn công cả các mục tiêu. Còn ở bộ phận mặt đất, chủ yếu là dựa vào lực lượng của quân đội Syria.

Trong khi đó, kể từ mùa hè năm 2013, chính quyền Mỹ dường như đã không mấy chú tâm soi xét đến sự bất tuân của Syria nhằm dung hòa với Iran.

Không thể phủ nhận rằng, trước năm 2015, Syria đã được hưởng lợi rất nhiều từ các cuộc đàm phán bí mật giữa Mỹ và Iran dưới thời Obama để đạt được thỏa thuận về chương trình hạt nhân. Thông qua các cuộc đàm phán này, chính quyền Obama đã không chọc giận Iran, đặc biệt là về vấn đề Syria.

Nga tiếp tục củng cố sự hiện diện của mình ở Syria. Thổ Nhĩ Kỳ đã vô hiệu hóa và đạt được sự đồng thuận với Israel. Có điều bây giờ, chưa đầy năm năm sau khi can thiệp trực tiếp để ủng hộ chính phủ Syria, người Nga đang có dấu hiệu cho thấy không còn mấy hứng thú với quốc gia Trung Đông này.

Dường như Nga đã nhận ra rằng có những giới hạn nhất định từ phía Iran trong việc tiếp tục hỗ trợ Syria trong bối cảnh khó khăn kinh tế của chính nước họ còn đang tiếp diễn dưới ảnh hưởng các lệnh trừng phạt của Mỹ cũng như sự sụt giảm giá dầu.

Nga cũng đang đứng trước thách thức về mặt kinh tế khi tham gia vào cuộc chiến giá dầu với Saudi. Các thỏa thuận đã đạt được gần đây giữa hai bên cho thấy dường như chưa có dấu hiệu nào để thấy giá dầu có khả năng phục hồi trong tương lai gần.

Sự can thiệp của Iran vào Syria hẳn còn đối diện trước sự phản đối của người Syria. Đối với Nga, những gì họ có thể đạt được ở Syria cũng có những giới hạn.

Một số yếu tố sẽ thúc đẩy Nga cân nhắc nghiêm túc việc cần phải thay đổi chiến lược ở Syria: Thứ nhất, thực tế là nước này không còn chung mục tiêu với Iran và thứ hai, họ không còn có thể dựa vào một chế độ không có dự án chính trị khả thi như Syria.

Hai bi kịch lớn dồn dập đổ lên Hải quân Nga: Giấc mộng vùng vẫy đại dương tan vỡ?

Hải quân Nga vừa "cắn răng" đình chỉ hai chương trình tàu chiến lớn của họ. Theo nhà phân tích David Axe trên tạp chí National Interest, điều này không mấy ngạc nhiên. Kremlin đã vật lộn để trang trải ngân sách cho công tác đóng tàu ngay cả trước khi đại dịch COVID-19 khiến giá dầu rớt xuống dưới 0 USD trong những ngày gần đây.

Cụ thể, theo hãng thông tấn TASS, Bộ Quốc phòng Nga đã đình chỉ chương trình phát triển tàu khu trục hạt nhân đề án 23560 và khinh hạm đề án 22350M.

Hai dự án này đại diện cho những nỗ lực lớn của hải quân Nga nhằm hiện đại hóa lực lượng tàu tuần dương và tàu khu trục viễn dương. Quyết định đình chỉ chúng đã đẩy Hải quân Nga đến gần hơn với viễn cảnh trở thành lực lượng hải quân nước lục (hoạt động ở vùng ven bờ), sau những tác động cộng dồn trong nhiều thập kỷ qua.

Nhà phân tích David Axe cho hay, vấn đề với Nga luôn luôn là "tài chính". Nga thường phân bổ khoảng 70 tỷ USD hàng năm cho lực lượng vũ trang, chỉ bằng 1/10 ngân sách của quân đội Mỹ. Với mức chi tiêu ấy, Moscow không đủ khả năng trang trải để duy trì lực lượng hải quân viễn dương giống như Washington.

Hai bi kịch lớn dồn dập đổ lên Hải quân Nga: Giấc mộng vùng vẫy đại dương tan vỡ? - Ảnh 1.

Mô hình tàu khu trục lớp Lider đề án 23560. Ảnh: Wiki

Tàu khu trục đề án 23560 có lượng giãn nước hơn 10.000 tấn, kích cỡ tương tự như tàu khu trục Zumwalt và tàu tuần dương lớp Ticonderoga của Mỹ, cũng như tàu khu trục Type 055 của hải quân Trung Quốc.

Tuy nhiên, nếu như các loại tàu chiến trên của Mỹ và Trung Quốc sử dụng động cơ đẩy thông thường, thì tàu đề án 23560 của Nga chạy bằng năng lượng hạt nhân. Đáng lưu ý, 2 tàu tuần dương lớp Kirov (có từ thời Chiến tranh Lạnh) của Nga cũng sử dụng động cơ đẩy hạt nhân.

Trong trang bị của hải quân Nga, những tàu khu trục này sẽ đóng vai trò như kỳ hạm của nhóm các tàu mặt nước vũ trang tên lửa. Vai trò chính của chúng là kiểm soát các vùng biển nhằm bảo vệ tàu ngầm mang tên lửa đạn đạo của Nga và phòng thủ trước các tàu sân bay của Mỹ.

Đề án 23560 bị đình chỉ trong lúc tuổi thọ phục vụ của các tàu Kirov đang cạn dần. Theo ông Axe, dự đoán trong tương lai gần, hạm đội Nga sẽ phải dựa vào các tàu chiến có kích cỡ nhỏ hơn để hoàn thành vai trò vừa được đề cập ở trên, hoặc họ sẽ phải viết lại học thuyết của mình.

Bi kịch cho hải quân Nga, ngoài đề án 23560, Kremlin còn đình chỉ dự án phát triển một khinh hạm cỡ lớn, có thể hoạt động thay thế cho tàu tuần dương mới. Đề án 22350M là bước phát triển mới của đề án 22350.

Hai bi kịch lớn dồn dập đổ lên Hải quân Nga: Giấc mộng vùng vẫy đại dương tan vỡ? - Ảnh 2.

Thủ tướng Nga Vladimir Putin ngắm mô hình khinh hạm Admiral Gorshkov đề án 22350 trong lễ đặt ky hai khinh hạm tương lai Admiral Amelko và Admiral Chichagov năm 2019. Ảnh: Sputnik

Khinh hạm Admiral Gorshkov, thuộc đề án 22350, đã được đưa vào biên chế hải quân Nga. Một số tàu khác thuộc đề án này đang trong quá trình thử nghiệm. Mỗi tàu được trang bị tới 72 ống phóng tên lửa thẳng đứng.

Các tàu đề án 22350 có kích cỡ gần bằng một nửa tàu khu trục lớp Arleigh Burke của Mỹ, chỉ có điều vũ trang ít hơn một chút.

Các tàu đề án 22350M sẽ có kích cỡ lớn hơn đề án 22350, đồng thời bổ sung thêm 48 ống phóng tên lửa, cho phép chúng có hỏa lực tương xứng với tàu tuần dương cỡ lớn, mặc dù thua kém về độ bền và khả năng sống sốt.

Hai bi kịch lớn dồn dập đổ lên Hải quân Nga: Giấc mộng vùng vẫy đại dương tan vỡ? - Ảnh 4.

Đồ họa khinh hạm đề án 22350M. Ảnh: mil.today/

Sau khi đình chỉ hai đề án tàu tuần dương và khinh hạm mới, Hải quân Mỹ hiện chỉ còn một số chương trình tàu hộ tống, khinh hạm cỡ nhỏ và tàu ngầm. Khi những con tàu từ thời Chiến tranh Lạnh, như tàu sân bay Admiral Kuznetsov, hết tuổi thọ hoạt động, thành phần của Hải quân Nga sẽ chỉ còn những chiếc tàu mới.

Theo ông Axe, các tàu ngầm của họ vẫn sẽ đủ khả năng triển khai toàn cầu nhưng hạm đội tàu mặt nước, do bị co nhỏ quy mô, sẽ thiếu khả dịch thuật năng thực hiện các chuyến hành trình dài. Thay vào đó, chúng sẽ chỉ hoạt động gần cảng nhà, đảm nhiệm vai trò chủ yếu là phòng thủ và thi thoảng phóng tên lửa hành trình vào những mục tiêu ở xa.

Chuyên gia mách Mỹ 1 cách buộc Iran phải lui bước: Hóa ra trước nay ông Trump quá "bao dung"?

Theo nhà phân tích Mick Bednarek trên tờ Breaking Defense, Mỹ có thể ngăn chặn sự hung hăng (gây/không gây chết người) của Iran bằng cách cho thấy mình sẵn sàng làm leo thang tình hình thông qua các hoạt động bí mật, các chiến dịch tác chiến mạng, chiến tranh thông tin, tấn công cơ sở vật chất.

Thiết lập các "lựa chọn leo thang" đáng tin cậy sẽ rất quan trọng trong việc bảo vệ các lợi ích của Mỹ ở Trung Đông.

Không ai muốn chiến tranh với Iran. Tuy nhiên, các phản ứng leo thang mang tính đổi mới có thể vừa thỏa mãn được mong muốn của người dân Mỹ - tránh rơi vào một cuộc chiến tranh phi hạt nhân với Iran, vừa gửi tín hiệu tới Iran rằng họ cần phải thay đổi cách hành xử.

Ở cấp độ thấp, phản ứng có thể bao gồm các cuộc tấn công mạng hoặc những cuộc tấn công không gây thiệt hại về nhân mạng nhằm vào những lực lượng ủy nhiệm của Iran từng tham gia tấn công tên lửa vào căn cứ Mỹ.

Các chiến dịch mạng nhằm vào cơ sở vũ khí, liên lạc của Iran/lực lượng ủy nhiệm, các chiến dịch thông tin nhằm chống lại các nhà lãnh đạo của lực lượng Vệ binh Cách mạng Hồi giáo (IRGC), hay các chiến dịch vùng xám chống tiếp cận nhằm làm tê liệt các căn cứ và kho đạn dược của đối phương, sẽ là những phương thức đáp trả hữu dụng ở bất cứ cấp độ thù địch nào.

Mỗi biện pháp đáp trả này đều tránh được việc đẩy xung đột tới cấp độ chiến tranh quy ước.

Đối mặt với những phương thức đáp trả ở dưới cấp độ "hung hăng", Iran sẽ phải lựa chọn giữa việc giảm tần suất và mức độ của các hành động khiêu khích, tiếp tục các hành động này bất chấp phản ứng của Mỹ, hay làm leo thang tình hình với những cuộc tấn công nguy hiểm hơn.

Sai lầm khi cứ cố tránh leo thang

Trong quá khứ, Iran chưa từng cho thấy nước này sẵn sàng ngừng các hành động hung hăng nhằm chống lại lợi ích của Mỹ trong khu vực, nhưng cũng chưa từng phải đối mặt với những biện pháp đáp trả rõ ràng và liên tục trước những hành động của mình.

Ví dụ, cuộc tấn công rocket gần đây tại Iraq đã khiến 2 binh sĩ Mỹ và 1 binh sĩ Anh thiệt mạng. Lần thứ dịch thuật hai sau khi một người Mỹ thiệt mạng, Mỹ phát động các cuộc tấn công trả đũa nhằm vào lực lượng ủy nhiệm của Iran - Kataib Hezbollah (lần đầu tiên là cuộc tấn công tiêu diệt tướng Qasem Soleimani của Iran để trả đũa vụ một nhà thầu Mỹ thiệt mạng).

Chuyên gia mách Mỹ 1 cách buộc Iran phải lui bước: Hóa ra trước nay ông Trump quá bao dung? - Ảnh 1.

Ảnh vệ tinh chụp 5 cơ sở của tổ chức Kata’ib Hezbollah ở quanh Baghdad sau các cuộc không kích của Mỹ.

Tuy nhiên, những cuộc tấn công đáp trả "thi thoảng" như thế này nhằm chống lại sư hung hăng của Iran mới chỉ là ngoại lệ, chứ chưa trở thành thông lệ.

Cho tới nay, việc giết hại người Mỹ đã trở thành "lằn ranh đỏ" dẫn tới phản ứng mạnh mẽ của Mỹ trước sự hiếu chiến của Iran. Vụ không kích tiêu diệt tướng Soleimani đã nhấn mạnh sự nghiêm túc của Washington trong việc duy trì lằn ranh này.

Song, cái chết của Soleimani không khiến Iran hay các lực lượng ủy nhiệm của họ nhụt chí mà vẫn tiếp tục nhiều cuộc tấn công nguy hiểm gây ra thương vong. Việc hành xử không đúng sẽ dẫn tới nhiều thiệt hại sinh mạng hơn cho người Mỹ.

Mỹ đã tránh làm leo thang đối với một số sự kiện quan trọng, như chương trình phát triển hạt nhân của Iran, các cuộc tấn công nhằm vào tàu chở dầu, máy bay không người lái của Mỹ và cơ sở dầu mỏ quan trọng của Iran, hay các cuộc tấn công của lực lượng ủy nhiệm Iran nhằm vào binh lính Mỹ ở Iraq.

Trong tất cả các sự kiện trên, Mỹ đều phản ứng bằng những công cụ "tránh leo thang": Kết hợp các biện pháp trừng phạt, triển khai quân đội, tiến hành các chiến dịch tác chiến mạng. Tuy nhiên, mỗi một biện pháp này đều tránh đối chọi với sự leo thang của Iran.

Chuyên gia mách Mỹ 1 cách buộc Iran phải lui bước: Hóa ra trước nay ông Trump quá bao dung? - Ảnh 2.

Mỹ trả đũa bằng cách tiêu diệt tướng Soleimani của Iran nhưng điều đó lại không khiến Iran hay các lực lượng ủy nhiệm của họ nhụt chí.

Sau khi Iran trả đũa vụ sát hại tướng Soleimani bằng cách phát động các cuộc tấn công tên lửa nhằm vào căn cứ không quân Al Asad và khiến hơn 100 lính Mỹ chấn động não (nhưng không gây ra thiệt hại về cơ sở vật chất), Mỹ đã phản ứng bằng cách áp đặt thêm các biện pháp trừng phạt.

Mặc dù những biện pháp trừng phạt hiện tại đã tàn phá nền kinh tế Iran nhưng các cuộc tấn công của Iran, cũng như lực lượng ủy nhiệm của họ, tại Iraq vẫn tiếp diễn. Đến đây, chúng ta cần phải đặt câu hỏi cho sự tối ưu của những biện pháp trừng phạt này về lâu dài.

Tương tự, triển khai thêm lực lượng tới Trung Đông không mấy tác dụng trong việc kiềm chế hành vi của Iran, thậm chí còn tạo ra thêm nhiềm mục tiêu cho các cuộc tấn công trả đũa của họ.

Mỹ đã phát động các cuộc tấn công mạng trong ít nhất hai lần, một lần nhằm làm suy yếu khả năng quấy rối tàu chở dầu của Iran, và lần thứ hai để đáp trả vụ Iran tấn công vào cơ sở dầu mỏ của Saudi.

Thế nhưng, ngay cả khi đã bị tấn công mạng, Iran vẫn tiếp tục quấy rối các tàu chở dầu cho tới khi các tổ chức quốc tế thành lập một liên minh để bảo vệ chúng. Một vài tuần sau khi Mỹ không kích tiêu diệt tướng Soleimani, các lực lượng ủy nhiệm của Iran tại Yemen mới tấn công cơ sở dầu mỏ của Saudi thêm lần nữa.

Mỹ "không được bao dung" cho bạo lực

Theo nhà phân tích Bednarek, Mỹ không được bao dung thứ bạo lực này. Bằng cách thể hiện quyết tâm mạnh mẽ của Mỹ, các phản ứng làm leo thang tình hình có thể sẽ buộc đối phương phải thay đổi hành vi.

Khi được sử dụng một cách chính xác, những biện pháp này có thể gửi tín hiệu mạnh mẽ đến đối thủ của Mỹ rằng, sự lựa chọn tốt nhất dành cho họ là "chịu lùi", bởi nếu đẩy cấp độ bạo lực lên cao hơn, họ sẽ phải gánh chịu những hậu quả nghiêm trọng.

Việc né tránh leo thang để bảo vệ các lợi ích đã mang lại một số hệ lụy cho Mỹ. Phản ứng có thể đoán trước của Mỹ từ trước đến nay đã cho phép Iran lên kế hoạch tấn công hiệu quả hơn.

Chẳng hạn, các nhà hoạch định Iran chỉ cần vạch ra những chiến dịch tránh gây ra thiệt hại về nhân mạng cho lực lượng Mỹ là có thể tránh được các biện pháp đáp trả không mong muốn.

"Lằn ranh đỏ" mà Mỹ đặt ra trên thực tế lại gây nguy hiểm cho an ninh quốc gia Mỹ, bởi nó cho Iran cơ hội gia tăng leo thang và đối kháng, miễn là không giết hại người Mỹ.

Iran đang lấn át với sự "tự do hành động" này nhưng điều đó cũng dễ dẫn họ tới những tính toán sai lầm. Các cuộc tấn công rocket tại Iraq sau khi Mỹ không kích tiêu diệt tướng Soleimani cho thấy Iran sẵn sàng liều lĩnh trước một cuộc tấn công khác từ Mỹ.

Washington cần có các lựa chọn để đáp trả những hành động này của Iran với mức độ leo thang tương ứng với số lượng và quy mô của các cuộc tấn công do Iran hoặc lực lượng ủy nhiệm của họ phát động nhằm vào các lợi ích của Mỹ.

Mỹ có các nhà hoạch định quân sự xuất sắc nhất tại Bộ Quốc phòng. Họ nên chuẩn bị chế ngự các cấp độ leo thang cao hơn nữa. Việc "tự do hoành hành" của Iran sẽ làm gia tăng chi phí dành cho bạo lực và buộc họ phải thay đổi những tính toán rủi ro.

Tương tự như vậy, sự kết hợp giữa các hoạt động tấn công mạng và tấn công cơ sở vật chất có thể làm gián đoạn khả năng liên lạc và chuyển giao vũ khí của họ cho các lực lượng ủy nhiệm.

Phải đối mặt với cả 2 thách thức này, cùng với mối đe dọa rõ rệt hơn từ những biện pháp đối phó tăng cấp của Mỹ, Iran sẽ ít khả năng dám mạo hiểm làm leo thang tình hình với Mỹ tới mức độ mà họ không thể giành chiến thắng.

Iran đang vượt xa chiến lược của Mỹ tại Trung Đông. Theo ông Bednarek, Mỹ cần lấy lại vị trí dẫn đầu như trước đây để trở lại đúng hướng. Phối hợp chặt chẽ với các đồng minh và đối tác liên minh, Washington cần chấm dứt sự hung hăng của Iran trong khu vực.

Chuyên đóng vai "nữ thư ký" nóng bỏng trên phim, nhan sắc đời thường của Yến Ngọc thế nào?

Chuyên đóng vai nữ thư ký nóng bỏng trên phim, nhan sắc đời thường của Yến Ngọc thế nào? - Ảnh 1.

Mới đây, khi xuất hiện trong bộ phim truyền hình "Nhà trọ Balanha", diễn viên dịch thuật Kiều Yến Ngọc gây chú ý bởi ngoại hình nóng bỏng, quyến rũ và gợi cảm. Trước đó, Kiều Yến Ngọc cũng từng tham gia một số vai phụ khác trong phim "Hoa hồng trên ngực trái", "Về nhà đi con"...

Chuyên đóng vai nữ thư ký nóng bỏng trên phim, nhan sắc đời thường của Yến Ngọc thế nào? - Ảnh 2.

Kiều Yến Ngọc tên thật là Tạ Thị Thọ, còn được nhiều người gọi với nickname Ngọc Thọ, sinh năm 1998 tại Hà Nội. Hiện tại, cô đang là sinh viên năm thứ 4 của trường Đại học Sân khấu - Điện ảnh Hà Nội.

Chuyên đóng vai nữ thư ký nóng bỏng trên phim, nhan sắc đời thường của Yến Ngọc thế nào? - Ảnh 3.

Ngay từ khi còn nhỏ đã đam mê nghệ thuật nên khi vừa đỗ đại học, Kiều Yến Ngọc liền bắt tay chinh phục giấc mơ của mình. Nhờ ngoại hình thu hút cùng lối diễn xuất tự nhiên, cô nhanh chóng trở thành một trong những gương mặt được chú ý.

Chuyên đóng vai nữ thư ký nóng bỏng trên phim, nhan sắc đời thường của Yến Ngọc thế nào? - Ảnh 4.

Một trong số những vai diễn ghi lại dấu ấn lớn nhất của Kiều Yến Ngọc đến thời điểm này chính là nữ thư ký trong các phim ngắn chiếu trên Youtube của kênh HAMTV.

Chuyên đóng vai nữ thư ký nóng bỏng trên phim, nhan sắc đời thường của Yến Ngọc thế nào? - Ảnh 5.

Với chất giọng ấn tượng và khuôn mặt sắc sảo, Kiều Yến Ngọc thường được giao cho các vai phản diện với tính cách ghê gớm, đanh đá và thủ đoạn.

Chuyên đóng vai nữ thư ký nóng bỏng trên phim, nhan sắc đời thường của Yến Ngọc thế nào? - Ảnh 6.

Tuy nhiên, Yến Ngọc tâm sự tính cách bên ngoài đời thật của mình trái ngược hẳn trên phim. Thậm chí có rất nhiều người gặp cô đều ngạc nhiên hỏi tại sao lại hiền và dễ gần thế.

Chuyên đóng vai nữ thư ký nóng bỏng trên phim, nhan sắc đời thường của Yến Ngọc thế nào? - Ảnh 7.

Việc đóng các vai phản diện cũng khiến Kiều Yến Ngọc gặp rất nhiều rắc rối. Cô từng cảm thấy áp lực trước những lời bình luận ác ý của khán giả. Thế nhưng, sau khi bình tâm, cô lại thấy vui vì điều đó.

Chuyên đóng vai nữ thư ký nóng bỏng trên phim, nhan sắc đời thường của Yến Ngọc thế nào? - Ảnh 8.

"Khán giả càng tức giận, nghĩa là mình đã thể hiện thành công vai diễn. Với mình, đó chính là một niềm hạnh phúc”, Kiều Yến Ngọc nói.

Chuyên đóng vai nữ thư ký nóng bỏng trên phim, nhan sắc đời thường của Yến Ngọc thế nào? - Ảnh 9.

Hiện tại, Kiều Yến Ngọc đang sở hữu một trang cá nhân có gần 60.000 người theo dõi và là một trong những gương mặt được rất nhiều khán giả trẻ yêu mến, ủng hộ.

Chuyên đóng vai nữ thư ký nóng bỏng trên phim, nhan sắc đời thường của Yến Ngọc thế nào? - Ảnh 10.

Ngoài đóng phim, Kiều Yến Ngọc còn tham gia đóng quảng cáo, làm mẫu ảnh, diễn sự kiện, làm gương mặt đại diện...

Chuyên đóng vai nữ thư ký nóng bỏng trên phim, nhan sắc đời thường của Yến Ngọc thế nào? - Ảnh 11.

Vì còn đi học, nên Kiều Yến Ngọc phải tìm cách cân đối thời gian hợp lý nhất để vừa đảm bảo việc học ở trường, vừa hoàn thành những công việc đảm nhận.

Chuyên đóng vai nữ thư ký nóng bỏng trên phim, nhan sắc đời thường của Yến Ngọc thế nào? - Ảnh 12.

Người đẹp cho biết bố mẹ cũng rất ủng hộ và hỗ trợ cô rất nhiều trong công việc.

Chuyên đóng vai nữ thư ký nóng bỏng trên phim, nhan sắc đời thường của Yến Ngọc thế nào? - Ảnh 13.

“Mình có một cuộc đời thôi, hãy sống với đúng đam mê của mình. Đừng có tro tàn bếp lạnh, dù ngoài kia lạnh lẽo, lòng người quyết tâm thì vẫn rực lửa”, cô từng chia sẻ về quan điểm sống ở độ tuổi 20 của mình.

Chuyên đóng vai nữ thư ký nóng bỏng trên phim, nhan sắc đời thường của Yến Ngọc thế nào? - Ảnh 14.

Về đời sống riêng tư, Kiều Yến Ngọc khá kín tiếng và chưa bao giờ chia sẻ chuyện yêu đương của mình với công chúng.